NUSKIN dụng cụ làm đẹp, mỹ phẩm

Multi-level Marketing (MLM) là gì?

 

MLM là một trong số các phương pháp bán hàng hiện đại phát triển mạnh nhất, đồng thời cũng gây ra nhiều tranh luận nhất. Mục tiêu của bài viết này là chỉ ra cho bạn hiểu được MLM là gì và nó có thực sự xấu như bạn nghĩ hay không.

0 ₫
Thông tin sản phẩm

Multi-level Marketing (MLM) là gì?

 

MLM là một trong số các phương pháp bán hàng hiện đại phát triển mạnh nhất, đồng thời cũng gây ra nhiều tranh luận nhất. Mục tiêu của bài viết này là chỉ ra cho bạn hiểu được MLM là gì và nó có thực sự xấu như bạn nghĩ hay không.

Thực tế tồn tại 3 cách bán hàng cơ bản:

  • Bán lẻ: dạng mà tất cả chúng ta đều biết, như cửa hàng bách hoá, cửa hàng rau quả… có thể vào và mua gì đó.
  • Bán thẳng (hay là bán trực tiếp): ví dụ như bảo hiểm, bán mỹ phẩm, triển lãm – bán dụng cụ bếp…
  • Bán hàng theo dạng nhiều tầng (MLM): là dạng mà cuốn sách này mô tả. Không được nhầm dạng này với các dạng khác, đặc biệt là bán thẳng mà người ta rất hay lẫn với MLM.

 

Tuy nhiên ta chỉ dừng lại ở thuật ngữ “nhiều tầng” như là thuật ngữ phổ biến hơn cả và cũng chính vì thế danh từ MLM đã bị lạm dụng và nhiều công ty mới theo MLM đã tự nghĩ ra một số tên gọi khác

 

MLM là gì?

MLM là viết tắt của Multi-level Marketing, và khi được dịch sang tiếng Việt thì trở thành những từ khá quen thuộc như bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp, bán hàng theo mạng, kinh doanh theo mạng. Trên thực tế chuyển ngữ cụm từ MLM như vậy là hoàn toàn chưa hợp lý. Để hiểu rõ MLM là gì, chúng ta cần đi từ nghĩa gốc của từng từ ghép trong “Multi-level Marketing”.

Trên thực tế, bản thân từ Marketing đã không thể tìm được từ nào tương nghĩa trong tiếng Việt, một số người chọn từ “tiếp thị” tuy nhiên từ này chỉ phản ánh nghĩa hẹp chứ chưa bao gồm đầy đủ ý nghĩa của Marketing.

Dưới đây là một số định nghĩa về Marketing được giới học thuật thừa nhận:

  • “Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi tương tác” – P.Kotler, 1980.
  • “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các cổ đông” – Hiệp hội Marketing USA, 2008

Như vậy, ta có thể thấy Marketing không đơn thuần là bán hàng, tiếp thị, quảng cáo,…mà là một chuỗi quá trình, tập hợp các hoạt động như trên để mang sản phẩm tới khách hàng với mục tiêu là thỏa mãn nhu cầu một cách tối đa. Các hoạt động đó, có thể được liệt kê thành 4P chính như sau (theo quan điểm truyền thống):

  • Sản phẩm (Product): cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần.
  • Giá bán (Price): đưa ra mức giá phù hợp từng đối tượng khách hàng.
  • Quảng bá (Promotion): đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.
  • Kênh phân phối (Place): đưa/chuyển giao sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng.

Trong ngành MLM, 2 chữ P đầu tiên là Sản phẩm, Giá cả sẽ do công ty MLM đảm nhiệm, 2 chữ P còn lại (quảng bá, phân phối) thì được giao cho những nhà phân phối đã ký hợp đồng với công ty.

2 chữ P này liên hệ thế nào với từ “Multi-level”?

Multi-level tức là nhiều tầng – tầng ở đây chỉ mức độ xây dựng mạng lưới của một nhà phân phối. Khi một nhà phân phối càng tạo ra được nhiều tuyến dưới, tuyến dưới của họ càng tạo ra được nhiều tuyến dưới nữa, thì nhà phân phối đó càng đạt “level” cao hơn, thu nhập cũng cao hơn. Tuy nhiên để đạt được thành tựu đó, thì trong hệ thống mà mình xây dựng – họ phải đảm bảo những điều sau:

  1. Quảng bá (Promotion) về sản phẩm với mọi người, đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội của mình, khuyến khích những người đó mua sản phẩm. Điều này thường được thực hiện theo hình thức truyền miệng, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm,…
  2. Trực tiếp phân phối (Place) sản phẩm đến người tiêu dùng, tư vấn và hỗ trợ demo đầy đủ đối với khách hàng
  3. Mời người khác cùng tham gia làm nhà phân phối
  4. Đảm bảo doanh số theo hợp đồng đã ký kết

Như vậy, đến đây chúng ta đã hình dung được trọn vẹn ý nghĩa của từ Multi-level Marketing, việc chuyển ngữ thành bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp hoặc bán hàng theo mạng, kinh doanh theo mạng vô tình đã làm lệch lạc nhận thức của mọi người về mô hình kinh doanh này.

MLM thực tế là một hình thức Marketing có tổ chức, trong đó việc quảng bá và phân phối sản phẩm được chuyển giao cho nhà phân phối – cũng là người tiêu dùng sản phẩm, hoa hồng trả cho nhà phân phối dựa trên doanh số mà hệ thống của họ đạt được. Mà đã là Marketing thì đòi hỏi phải có tính tổ chức như một doanh nghiệp thực thụ, sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo kỷ luật, nguyên tắc và hoàn toàn không hề tự phát. Mọi sự vận hành MLM mà chệch khỏi cách hiểu này thì đều sẽ không thành công và dễ vướng vào các nghi án lừa đảo.

Ưu điểm của MLM

Đối với các Công ty phân phối hàng hoá qua MLM

  • Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình lưu thông phân phối hàng hoá, chi phí cho bộ máy hành chính, giảm thiểu chi phí quảng cáo…
  • Có nhiều thời gian và tài chính hơn để đầu tư cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mặt hàng mới… nên các công ty này thường tạo ra các sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng chính là những phân phối viên do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm rất cao.
  • Hạn chế được hiện tượng hàng giả, hàng nhái vì sản phẩm được phân phối đi trực tiếp từ kho hàng của công ty đến tận tay người tiêu dùng.
  • Tạo ra một mạng lưới người tiêu dùng trung thành, một hệ thống phân phối hàng hoá khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng (phát triển theo cấp số nhân). Nhiều công ty MLM vẫn giữ được tăng trưởng cao dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Đối với xã hội

  • Huy động được toàn bộ sức lao động trong nhân dân. Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng vươn tới thành công.
  • Tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội.

Đối với người tiêu dùng

  • Có cơ hội được sử dụng hàng chất lượng cao. Có được quyền phát triển kinh doanh các sản phẩm có chất lượng (trong kinh doanh truyền thống, chỉ có các công ty có tên tuổi, hoặc những người có khả năng tài chính mới có được quyền này).
  • Nhận được dịch vụ chăm sóc tốt hơn.

Đối với những người tham gia ngành MLM

Bên cạnh những ưu điểm đối với nền kinh tế và xã hội nói chung, ngành MLM đem đến cho các thành viên tham gia những cơ hội không dễ có được trong các ngành nghề truyền thống:

1. Được quyền lựa chọn công việc, quyền lựa chọn đối tác, quyền lựa chọn đồng nghiệp

Trong một doanh nghiệp MLM, mỗi thành viên tự phát triển mạng lưới của riêng mình, tự tuyển chọn vào hệ thống của mình những người mà họ thích cộng tác. Không ai có thể ép Bạn nhận một người mà Bạn không ưa. Số lượng người trong hệ thống cũng do Bạn tự quyết định.

2. Cơ hội làm thêm mà không ảnh hưởng tới công việc chính

Một người mới tham gia MLM sẽ không cần phải “bỏ” công việc hiện tại để vùi đầu vào công việc mới mà chưa biết có thành công hay không. Trong giai đoan đầu, thông thường chỉ cần bỏ ra cho công việc này từ 2 đến 3 tiếng mỗi ngày, còn khi doanh nghiệp đã lớn mạnh nhanh chóng và đòi hỏi nhiều công sức hơn thì tự Bạn sẽ quyết định: dồn toàn bộ sức lực cho MLM hay vẫn tiếp tục kết hợp. Trên thực tế, phần lớn đều chọn giải pháp sau: nếu việc làm thêm (MLM) bắt đầu mang lại thu nhập lớn hơn công việc chính trong khi chiếm ít thời gian và sức lực hơn thì chính nó sẽ trở thành công việc chính.

3. Hoàn toàn tự do, tự chủ trong công việc

Trong một doanh nghiệp MLM, mỗi người tự xác định cho mình thời gian, địa điểm cũng như lượng công việc của mình. Bạn sẽ có thể tự quyết định dậy vào lúc nào: 7 giờ hay 10 giờ sáng, gặp gỡ những ai, làm việc bao nhiêu tiếng một ngày, bao giờ thì đi nghỉ và nghỉ bao lâu… Tất cả chỉ phụ thuộc vào ý muốn của riêng Bạn và tính bức xúc của nhu cầu đó. Nếu Bạn thỏa mãn với mức thu nhập 200 đôla/tháng, Bạn có thể không cần bỏ nhiều công sức mà chỉ cần làm việc 8 tiếng mỗi tuần, song nếu Bạn muốn có thu nhập 1000-2000 đôla/tháng hoặc hơn, đương nhiên, thời gian biểu làm việc của Bạn sẽ phải dày hơn.

4. Cơ hội có được thu nhập mà chỉ có các chủ doanh nghiệp lớn, các ngôi sao ca nhạc… mới có được

MLM cho bạn cơ hội tận dụng được sức mạnh đòn bẩy của hệ thống. Số tiền tạo ra trong MLM phụ thuộc vào doanh số bán hàng của bản thân nhà phân phối và mạng lưới của người đó. Khi mạng lưới đủ lớn sức mạnh đòn bẩy phát huy tác dụng đem lại cho người có công gây dựng ra nó một thu nhập mà một người làm công ăn lương không thể có được. Ở Mỹ, một nhà phân phối lớn trong doanh nghiệp MLM có thu nhập 1 triệu đôla/năm không còn là chuyện đáng ngạc nhiên. Một số nhà phân phối theo mô hình MLM tại Nga cũng đã đạt được mức thu nhập tương tự. Tại Việt Nam, nhiều người đã có được mức thu nhập vài chục ngàn USD/tháng.

5. Bạn có thể phát triển sự nghiệp và tăng thu nhập nhanh

Để có một sự nghiệp “đáng nói” trong một doanh nghiệp truyền thống, mỗi người thường phải trải qua 5 năm đại học, vài năm lao động cật lực để tích luỹ kinh nghiệm, trở thành chuyên nghiệp. Trong khi đó, việc phát triển sự nghiệp cũng như thu nhập lại bị hạn chế bởi những vị trí lãnh đạo trong công ty là hữu hạn.

Trong MLM, có thể lập nghiệp thành công chỉ trong vòng 1 năm, từ tay trắng có thể đạt tới mức thu nhập 1000-1500 đôla/tháng hoặc hơn nhiều (một số người có thu nhập năm đầu lên tới gần 10 ngàn đôla/tháng).

Tốc độ tăng trưởng thu nhập trong ngành MLM cũng đáng kinh ngạc. Nếu với một cơ cấu tổ chức hợp lý và cơ chế đào tạo và khuyến khích hiệu quả, thu nhập của các thành viên MLM có thể tăng gấp đôi mỗi năm.

“Quy luật thành công”, theo định nghĩa của chủ tịch “Hiệp hội MLM thế giới” Doris Wood, chính là “Một-cộng-Một”. Có nghĩa là, nếu mỗi tháng, một nhà phân phối tuyển được 1 người gia nhập mạng lưới của mình và những người đi sau cũng làm được tương tự thì sau 1 năm, mạng lưới của anh ta sẽ có được 4096 người!

6. Thăng tiến không phụ thuộc vào quan hệ cá nhân với “người đỡ đầu” và lãnh đạo công ty

Trong MLM, sự nghiệp của Bạn chỉ phụ thuộc vào chính bản thân Bạn. Việc thăng tiến sẽ chỉ do máy tính tổng kết dựa trên doanh số bán hàng. Trong MLM, không thể “leo cao” nhờ quan hệ quen biết và cũng không thể bị “đì” do quan hệ không tốt với cấp trên.

7. Có cơ hội học được nghề mới nhanh chóng

Trong MLM, chỉ trong vòng 1-2 năm đã có thể trở thành chuyên viên. Để đạt được điều này, Bạn không cần phải nghiên cứu hàng chục môn học như trong bất kỳ trường đại học nào và ngốn hàng trăm cuốn sách. Toàn bộ tài liệu về MLM đến nay chỉ gói gọn trong vòng vài chục cuốn sách nhỏ, cộng thêm báo, tạp chí, băng hình và băng thu âm… Thực tế, Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày để tự học là đủ.

8. Thành công của Bạn không phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, học vấn và tính chất công việc trước đây

Hệ thống MLM cho phép bất cứ ai cũng có thể tổ chức kinh doanh độc lập không phụ thuộc vào địa vị xã hội, học vấn, kinh nghiệm, giới tính và tuổi tác. Có những bà nội trợ bắt đầu tham gia ở lứa tuổi 60 và muộn hơn, nhưng cũng đạt được những kết quả không tồi. Trên thực tế, bạn sẽ thấy mỗi người với từng khả năng riêng biệt của mình dù là bác sĩ, kỹ sư, nhân viên văn phòng hay những người không được may mắn làm việc trong những môi trường hiện đại như anh thợ điện, chị lao công và cả những người không có cơ hội làm việc như bao người khác do sức khỏe, tuổi tác, trình độ học vấn…đều có cơ hội thành đạt và giàu có với loại hình kinh doanh này

9. Bạn có cơ hội phát triển cá nhân

Sự tiến bộ này chính là một trong những yếu tố quyết định thành công. Mỗi người tham gia MLM, nếu muốn trở thành thủ lĩnh, nhất định phải trở thành một người có sức thu hút, mà điều này là không thể nếu không có sự mở rộng tầm nhìn và đào sâu kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau.

Những “người đỡ đầu” nhìn xa trông rộng thường bỏ nhiều công sức cho việc phát triển các nhà phân phối của mình, đồng thời bản thân các công ty MLM cũng không tiếc tiền cho việc “đầu tư vào con người”. Các buổi hội thảo huấn luyện cho lãnh đạo các cấp trung và cao trong hầu hết các công ty MLM thường được tổ chức, và mỗi lần là một địa điểm mới. Chương trình học tập luôn được kết hợp với chương trình văn hóa và sau cuộc hội thảo, mỗi người trở về không chỉ với những kiến thức học được, mà còn vô số điều mới mẻ đã được thấy, được nghe trong chuyến đi cùng với cảm giác thoải mái sau một kỳ nghỉ. Chi phí cho những chuyến đi này được bù lại bằng việc tăng doanh số bán hàng, còn những người mới lại có động cơ để tiến bộ nhanh hơn.

10. Bạn có cơ hội mở rộng quan hệ

Mỗi ngày trong hệ thống MLM lại xuất hiện thêm những thành viên mới và họ được tiếp xúc trực tiếp với những nhà phân phối cũ. Mỗi người đến với hệ thống đều mang theo một hành trang, và trong một hệ thống hơn 100 người, Bạn có thể gặp đại diện của bất kỳ ngành nghề nào – bác sĩ, kỹ sư, luật sư, ngân hàng, nghệ sĩ, bác học…

11. Bạn chỉ cần rất ít vốn đầu tư ban đầu

Với loại hình kinh doanh truyền thống bạn phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng hoặc hàng tỉ đồng để thực hiện việc kinh doanh mà rủi ro thì rất cao, đối với kinh doanh theo mạng tùy theo kế hoạch kinh doanh của từng công ty thông thường thì bạn chỉ mất phí khi đăng ký gia nhập doanh nghiệp MLM. Tuy nhiên Bạn cũng nên đầu tư (cho bản thân Bạn) một số “đồ nghề” để làm việc như : Sản phẩm mẫu dùng thử, danh thiếp, bộ “Kit” (Bên trong thường có đầy đủ tài liệu, sản phẩm mẫu…) để Bạn có thể bắt đầu công việc.

12. Bạn có tương lai ổn định và lạc quan

Các doanh nghiệp MLM chỉ tiêu thụ các sản phẩm chất lượng rất cao và có nhu cầu trong những tầng lớp cao nhất của xã hội, và rất ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính. Suy cho cùng, làm sao khủng hoảng tài chính có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa “người đỡ đầu” và nhà phân phối? Chẳng lẽ người ta lại từ chối sử dụng những sản phẩm đã quen dùng và rất cần thiết cho bản thân? Chẳng qua trong thời kỳ khủng hoảng, tiêu thụ sẽ suy giảm đôi chút, song đó chỉ là hiện tượng nhất thời và sẽ nhanh chóng qua đi.

13. Bạn có thể phát huy tính sáng tạo

Công việc của người làm MLM giống như quá trình viết một cuốn sách hay. Người ta phải tự viết từng trang và nếu cuốn sách viết xong (tức là khi một bộ máy bắt đầu vận hành), cuốn sách sẽ mang đến cho tác giả (“người đỡ đầu”) nguồn thu nhập thường xuyên. Một bộ máy đã được đào tạo sẽ có khả năng tự sinh sôi mà không phụ thuộc vào người đã tạo ra nó.

14. Bạn đạt được sự thỏa mãn về tinh thần vì tính chất cao quý của công việc.

Thứ nhất, mỗi người tham gia MLM đều phấn đấu trở thành “người đỡ đầu” của càng nhiều người càng tốt, gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người khác. Có điều gì có thể làm chúng ta vui hơn khi nhìn thấy những người do chúng ta tuyển chọn trở thành những con người tự do, khỏe mạnh và giàu có? Không ở đâu có thể tìm được nhiều Bạn bè thật sự biết ơn Bạn vì đã tạo cơ hội cho họ thành công như trong MLM. Bên cạnh đó với quy mô toàn cầu bạn có rất nhiều cơ hội tiếp xúc và gặp gỡ với các thành viên phân phối sản phẩm trên thế giới, cùng chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Đăc điểm của MLM

Đặc điểm 1

Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới tiếp thị doanh nghiệp tổ chức. Việc thiết lập các mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng mà không tốn các khoản phí đầu tư cơ sở hạ tầng , hệ thống cửa hàng bán lẻ, đồng thời vẫn đảm bảo  duy trì các hoạt động của kinh doanh đa cấp không trái với các quy định về pháp luật. Việc mua bán qua người quen còn đảm bảo cho người mua được mua hàng từ nhà sản xuất chính, tránh những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phân phối như hàng giả, hàng kém chất lượng, giá cả không trung thực.

Đặc điểm 2

Trong hoạt động của mình, NPP thực hiện việc giới thiệu và bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua một cửa hàng hay đai lý nào cả. Hoạt động của hệ thống đa cấp được tổ chức thành mạng lưới nhiều cấp, cấp dưới luôn có người tham gia nhiều hơn cấp trên. Trong quan hệ nội bộ của một mạng lưới, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những người trong mạng lưới cấp dưới mình. Như vậy phương thức kinh doanh này đã tạo ra một hệ thống phân phối theo hình tháp.

Đặc điểm 3

Khoản lợi nhuận hoa hồng của các nhà phân phối ( đại lý ) sẽ phụ thuộc và khoản tiền chênh lệch giá trị khi họ lấy hàng hóa từ doanh nghiệp với giá sỉ và bán ra với giá lẻ đã được công ty ấn định. Và số hoa hồng trích từ phân trăm hoa hồng của những người tham gia ở cấp dưới do mình xây dựng nên.

Cơ cấu tổ chức khi kinh doanh MLM

Kinh doanh đa cấp phụ thuộc chính vào lòng tin của người mua (thường là người thân quen) đối với các nhà cung cấp (các đại lý), do vậy cơ cấu tổ chức MLM đòi hỏi phải có sự linh hoạt và phối hợp khá đồng đều trong chuỗi cung ứng của các công ty Kinh doanh đa cấp.Theo Hiệp hội bán hàng đa cấp ,có thể kể đến 3 mô hình kinh doanh đa cấp dưới đây :

Mô hình nhị phân

Mô hình nhị phân là dạng đơn giản nhất của một hệ thống MLM. Với việc chỉ cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển mộ thêm 2 nhà phân phối cấp thấp hơn  và các nhánh dưới buộc phải phat triển đồng đều nếu muốn được chi trả hoặc chỉ hưởng ở nhánh yếu hơn, sẽ hạn chế số lượng người tham gia.

Mô hình ma trận

Mô hình ma trận được nâng cấp từ mô hình nhị phân, nhà phân phối sẽ được tuyển nhiều hơn con số 2 người. Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một của bạn. Ví dụ, sơ đồ 3×6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở mức một và giới hạn mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng.

Mô hình đều tầng (Sơ đồ một cấp)

Mô hình đều tầng cho phép nhà phân phối tuyển không giới hạn nhà phân phối tuyến dưới, tức là không phải tuyển với số lượng tuyến dưới bắt buộc, có thể là một người, hai người, ba người hay bao nhiêu người tùy thích. Nhà phân phối được hưởng hoa hồng hay phần trăm hoa hồng từ đội nhóm của mình là như nhau đối với cùng một thế hệ, các thế hệ có thể có mức phần trăm giống hoặc khác nhau. Để bảo đảm tính công bằng giữa người vào trước và vào sau nên mô hình đều tầng chỉ cho phép hưởng tối đa ba thế hệ, bốn thế hệ hay năm thế hệ (tùy theo chính sách của mỗi công ty). Thêm một điều nữa là nếu cho hưởng tối đa các thế hệ thì xảy ra tình trạng: tiền dùng để chi trả hoa hồng cho nhà phân phối sẽ lớn hơn giá trị sản phẩm (giả sử cứ ở mỗi thế hệ công ty sẽ chi trả cho nhà phân phối 5% thì tới thế hệ thứ 10 đã có 50% dùng để chi trả hoa hồng, và để đến thế hệ 20 con số đã lên tới 100%) vì thế người tham gia chỉ được hưởng đến một mức nhất định nào đó.

Vì mô hình này không có sự thoát ly cho nên kế hoạch một cấp chi trả cho bạn một số ít mức. Về mặt lý thuyết, bạn có thể bổ sung sự thiếu sót này bằng cách tuyển mộ một số lượng lớn người vào mức một của bạn. Nhưng, mặc dù các Sơ đồ một cấp không giới hạn số lượng người được bạn đỡ đầu, thì vẫn có sự hạn chế cơ học về tính hiệu quả của việc đỡ đầu. Do sự hạn chế mức chi trả nên có thể những người ở mức trên sẽ không cần chăm sóc, giúp đỡ những tầng mình không được hưởng hoa hồng (nếu chính sách quy định chỉ cho hưởng đến tầng 5 thì tôi chăm sóc tầng 6, tầng 7 của tôi làm gì) và như thế không mang tính nhân bản và bền vững.

Mô hình bậc thang ly khai

Bậc thang ly khai là mô hình tiên tiến nhất hiện nay. Nó cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (cũng giống như mô hình đều tầng). Ngoài hệ thống thế hệ, bậc thang ly khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Vì thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng không giới hạn thế hệ mà vẫn bảo đảm được tính công bằng.

Đặc trưng của Bậc thang ly khai là hệ thống được quản lý theo hệ thống cấp bậc, tức là phần trăm (%) hoa hồng sẽ được phân chia theo hệ thống cấp bậc. Mỗi cấp bậc sẽ có mức hoa hồng riêng và hoa hồng khối lượng (giá trị thặng dư) sẽ được tính dựa trên số dư từ % hoa hồng cao trừ đi % hoa hồng thấp hơn.

Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới của bạn đạt đến trạng thái vượt cấp nhất định thì họ sẽ “bứt ra” khỏi nhóm của bạn. Bạn sẽ không còn nhận được các khoản hoa hồng trực tiếp từ các sản phẩm của họ hay là mạng lưới của họ bán nữa. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ tiếp tục nhận được một khoản lợi tức hoa hồng nhỏ từ khối lượng của nhóm các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng lưới của họ. Nên nhớ rằng, phần trăm hoa hồng nhỏ nhưng từ một mạng lưới lớn.

MLM có phải là sự lừa đảo?

Kinh doanh đa cấp (MLM) đã được nhiều nước công nhận và ban hành luật để quản lý hoạt động này. Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Việt Nam chính thực ban hành luật về Bán hàng đa cấp . Các văn bản ban hành bao gồm Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP, Thông tư số 35/2011/BCT về sửa đổi một số điều của Thông tư số 19.

Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

  • Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp (một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm, tuy nhiên, dù là thế nào, phải mua sản phẩm để được tham gia đều là bất hợp pháp).
  • Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
  • Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
  • Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Tuy nhiên có những hình thức lách luật có thể kể đến như sau:

  • Kinh doanh theo hình tháp ảo, không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới,
  • Lợi dụng thương mại điện tử để bán gian hàng, không có hàng hóa lưu thông
  • Kinh doanh đa cấp, nhưng không tiến hành đăng ký nhận giấy phép để lách luật, không chịu sự điều chỉnh của luật về bán hàng đa cấp.
  • Lợi dụng mô hình biến tướng, đánh nhanh rút gọn, di chuyển địa bàn kinh doanh liên tục, đăng ký kinh doanh ở tỉnh này nhưng sang tỉnh khác hoạt động.
  • Quảng cáo sai sự thật và thực hiện sai những nội dung trong đề án.
  • Áp dụng mô hình nhị phân thoát bàn, có nghĩa là mỗi thành viên tham gia phải bỏ tiền ra mua một mã số sẽ được nhận một món hàng nào đó và tiếp tục lôi kéo thêm nhiều người tham gia để nhận hoa hồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hàng hóa chỉ mang tính chất tượng trưng để lách luật, còn thực chất đây là hình thức huy động vốn, lấy tiền của người tham gia sau trả tiền cho người trước.

—-

 
Vị trí bản đồ

Copyright © 2021 - BVA - Club