- Thành phố Cần Thơ
- Thành phố Hải Phòng
- Thành Phố Hà Nội
- Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Đà Nẵng
- Tỉnh An Giang
- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Tỉnh Bắc Giang
- Tỉnh Bắc Kạn
- Tỉnh Bạc Liêu
- Tỉnh Bắc Ninh
- Tỉnh Bến Tre
- Tỉnh Bình Dương
- Tỉnh Bình Phước
- Tỉnh Bình Thuận
- Tỉnh Bình Định
- Tỉnh Cà Mau
- Tỉnh Cao Bằng
- Tỉnh Gia Lai
- Tỉnh Hà Giang
- Tỉnh Hà Nam
- Tỉnh Hà Tĩnh
- Tỉnh Hải Dương
- Tỉnh Hậu Giang
- Tỉnh Hòa Bình
- Tỉnh Hưng Yên
- Tỉnh Khánh Hòa
- Tỉnh Kiên Giang
- Tỉnh Kon Tum
- Tỉnh Lai Châu
- Tỉnh Lâm Đồng
- Tỉnh Lạng Sơn
- Tỉnh Lào Cai
- Tỉnh Long An
- Tỉnh Nam Định
- Tỉnh Nghệ An
- Tỉnh Ninh Bình
- Tỉnh Ninh Thuận
- Tỉnh Phú Thọ
- Tỉnh Phú Yên
- Tỉnh Quảng Bình
- Tỉnh Quảng Nam
- Tỉnh Quảng Ngãi
- Tỉnh Quảng Ninh
- Tỉnh Quảng Trị
- Tỉnh Sóc Trăng
- Tỉnh Sơn La
- Tỉnh Tây Ninh
- Tỉnh Thái Bình
- Tỉnh Thái Nguyên
- Tỉnh Thanh Hóa
- Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tỉnh Tiền Giang
- Tỉnh Trà Vinh
- Tỉnh Tuyên Quang
- Tỉnh Vĩnh Long
- Tỉnh Vĩnh Phúc
- Tỉnh Yên Bái
- Tỉnh Đắk Lắk
- Tỉnh Đắk Nông
- Tỉnh Điện Biên
- Tỉnh Đồng Nai
- Tỉnh Đồng Tháp
- Tất cả
ĐỖ BÁ CÔNG ĐẠO - NGƯỜI VẼ BẢN ĐỒ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
Đỗ Bá Công Đạo, còn có tên là Đỗ Công Luận, người làng Bích Triều, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nay thuộc chi họ Đậu Cẩm Nang ở xã Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An.
Ông là người phóng khoáng, thích giao du. Là giám sinh nhưng ông không học theo khuôn khổ của trường Giám, mà tìm thầy giỏi học tư và tự học, rồi đi thi hội lọt được 02 trường. Tuy chưa đỗ tiến sĩ, nhưng người đời vẫn khen ông là người hay chữ. Ngoài ra Đỗ Công Đạo còn tinh thông môn địa lý phong thuỷ, truyền dạy được nhiều học trò giỏi. Sách Tang thương Ngẫu lục của Phạm Đình Hổ có chép truyện giám sinh Đậu Công Bàn, hậu duệ của ông rất giỏi địa lý phong thuỷ, đã điểm huyệt phát tướng cho gia tộc Bằng Quận Công Nguyễn Hữu Chỉnh. Gia phả họ Đậu ở Cẩm Nang ghi: "Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan triều Nam... phần chép các kỳ tích của tổ tiên có chép rõ hơn " Họ ta xưa có Đỗ Bá, tự Công Luận hoặc Công Đạo, tuổi trẻ đã đậu Hương giải, triều đình gia ơn cho làm giám sinh, nhưng ông không lấy làm mừng. Ông lại là ấm Tử, được bổ làm Tri huyện, huyện Thạch Hà, ông cũng không muốn làm quan. Ông thường than rằng: Nước ta liền cõi Chiêm Thành, trước kia hàng năm bị xâm lấn, có lần giặc đã vào chợ Phuống, giết người cướp của, thậm khổ".
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc Việt đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược của phong kiến phương bắc và quấy phá của giặc Chiêm Thành từ phương nam, Kinh thành Thăng Long đã nhiều lần bị giặc Chiêm đốt phá, cướp bóc. Chủ quyền của Quốc gia là thiêng liêng. Vua Lê Thánh Tông đã từng nói một câu rất nổi tiếng về chủ quyền quốc gia: "Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng"
Là người yêu nước, Đỗ Bá Công Đạo không cam tâm nhìn giặc nước hoành hành, ông mong muốn tìm ra phương sách giữ gìn và phát triển đất nước. Thực hiện mục đích của mình, vào khoảng thời Chính Hoà (1680-1705), ông từ quan. Sau khi bỏ quan phục, ông mặc quần áo dân thường, giả dạng làm người khách buôn sông Lam, vượt biển Thuận Quảng (nay là giải đất từ Quảng Bình đến Phú Yên), qua các nước Chiêm Thành, Chân Lạp xem xét hình thế núi sông, đường biển xa gần. Trải qua bao gian nan, nguy hiểm rình rập tính mạng khi thám sát vùng đất lạ , nhưng ông không nhụt chí, sờn lòng. Sau nhiều cuộc hải hành suốt một dải miền trung vaò miền nam ông đã bí mật khảo sát và vẽ thành bản đồ các xứ từ Thuận Quảng trở vào. Công trình hoàn thành ông lại mang lên Kinh thành vào ra mắt Chúa Trịnh, hiến kế nam chinh để trừ hoạ cho đất nước. Chúa Trịnh Căn rất mừng, mang bản đồ cất đi, lại trưng dụng ông soạn vẽ cho "Tứ chí Lộ đồ."
Tập "Tứ chí Lộ đồ" do ông vẽ và biên tập, theo chúng tôi tổng kết có: 53 phủ, 181 huyện, 49 châu, 14 làng, 8.992 xã, 205 thôn, 335 trang, 451 sách, 43 sở, 442 động, 41 trại. 67 phường, 10 vạn, 8 nhà, 2 tuần, 1 quan, 2 giác, 15 nguyên, 15 châu. Riêng Thuận- Hoá có 02 phủ, 8 huyện, 4 châu, Quảng- Nam có 3 phủ 9 huyện.
Hiện nay trong kho sách Hán- Nôm còn bốn tập bản đồ ghi tên Đỗ Bá Công Đạo. Thường trên bốn chữ Tứ Trí Lộ Đồ có thêm hai chữ An Nam hoặc Toản tập. Một trong bốn quyển đó là quyển " Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành" có phần vẽ và chú giải bằng chữ Nôm về hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa ngày nay như sau: ở khu vực Phủ Thăng Hoa và Phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển hình bãi cát kéo dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ với tên gọi Bãi Cát Vàng, lại ghi rõ : "... hai núi, mỗi núi đều có mỏ vàng, có cơ quan tuần sát. Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi- cát -vàng. Dài độ 400 dăm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến biển Sa Vinh, mỗi lần có gió tây nam, thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi giạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là Trường dầu, có đặt quan tuần sát..... Nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá, tự Đạo-phụ phủ ở Bích -triều (Thanh Giang) biên soạn."
"Tứ chí Lộ đồ" là một tài liệu chính thức của quốc gia. " Bãi Cát vàng" được ông thể hiện trong bộ Lộ đồ phản ánh cương giới xứ Đàng trong do chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI, đã mở rộng ra vùng quần đảo ở Biển Đông. "Bãi Cát vàng" là tên gọi nôm na mà nhân dân xứ Đàng Trong đặt cho 02 quần đảo san hô, rồi chuyển sang âm Hán Việt là "Hoàng Sa", "Hoàng Sa chữ". Tên gọi "Hoàng Sa", "Hoàng Sa chữ " được thông dụng trong các văn kiện thời Lê và thời Nguyễn, như trong Đại Nam Thực lục, Đại nam nhất thống chí, Đại nam nhất thống toàn đồ, chỉ chung cả hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa ngày nay. Đây là một tập tài liệu quí giá chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Bài viết của Hoàng Lam - Trần Tử Quang. Trên Báo Dân trí
TRƯỜNG SA CÁCH ĐÂY 5 THẾ KỶ.
Theo bản đồ “Tứ chí lộ đồ” do Đỗ Bá Công Đạo vẽ thì quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa được chú thích là “Bãi cát vàng”, thể hiện cương giới Đàng Trong do Chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI đã mở rộng ra vùng quần đảo ở Biển Đông.
Chúng tôi tìm về xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An trong một ngày mưa rả rích. Ngôi nhà thờ của họ Đậu chi Cẩm Nang vẫn im lìm, trầm mặc như vốn có. Đây là nơi thờ tự thủy tổ họ Đậu chi Cẩm Nang - Đậu Công Khâm - và thờ hậu duệ đời thứ 4 của ông là Đậu Công Luận, tên tự là Đậu Bá Công Đạo - người đã vẽ bản đồ quần đảo Trường Sa từ thế kỷ thứ XVII.
Tiếp chúng tôi, cụ Đậu Đình Trác (80 tuổi) - thuộc Hội đồng gia tộc họ Đậu chi Cẩm Nang (nay là xóm 2, xã Thanh Giang, Thanh Chương) - cho biết: “Trong gia phả của chúng tôi chỉ ghi cụ Đỗ Công Luận, tên tự là Công Đạo, còn gọi là Đậu Bá Công Đạo (không rõ năm sinh, năm mất) thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm Tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan Triều nam. Làm quan được 1 năm thì từ quan, cải dạng đi buôn để vào Nam. Cũng không thấy ghi gì đến công trạng của cụ. Chỉ đến khi đoàn nghiên cứu của PGS.TS Trần Bá Chí về đây ăn ở cả tháng trời sau đó công bố kết quả nghiên cứu thì dòng họ Đậu chi Cẩm Nang chúng tôi mới biết được cụ Đậu Công Luận là người có công vẽ nên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào thế kỷ thứ 17, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này”.
Mặc dù công trạng của Đậu Bá Công Đạo đối với việc xác lập chủ quyền nước ta đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là rất lớn nhưng gia phả dòng họ Đậu không ghi lại một dòng chữ nào về công trạng của ông. “Có thể là vào thời điểm đó, việc vẽ bản đồ có lý do rất đặc biệt, nếu để lộ sẽ bị tru di cửu tộc nên không được phép ghi vào gia phả dòng họ”, ông Trác lý giải.
Theo tài liệu sử sách và kết quả nghiên cứu của các học giả, Đậu Công Luận sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh quyết liệt. Chúa Trịnh Tạc, Trịnh Căn đã đánh đuổi được quân Nguyễn lùi vào Nam.
Với tham vọng mang đại quân vào Nam lật đổ chính quyền họ Nguyễn, thu phục đất đai biển đảo phía Nam, bởi vậy Chúa Trịnh rất cần bản đồ địa lý Đàng Trong. Năm Chính Hòa thứ 3 (1682), nhà sư Hương Hải trốn thoát từ miền Nam ra Thăng Long đã dâng Chúa Trịnh một tấm bản đồ vẽ vùng Thuận Quảng theo trí nhớ, bởi vậy xét về mọi phương diện thì tấm bản đồ này chưa khả dụng cho Chúa Trịnh đưa quân vào Đàng Trong mưu việc lớn.(*)
Khoảng thời Chính Hoà (năm 1680-1705), Đậu Công Luận giả dạng người đi buôn theo thuyền buôn ra biển, hướng vào Nam ấp ủ dự định vẽ tấm bản đồ cụ thể hơn về đất đai Đàng Trong. Sau nhiều cuộc hải hành suốt một dải từ miền Trung vào miền Nam, ông đã bí mật khảo sát và vẽ thành bản đồ các xứ từ Thuận Quảng trở vào mang tên “Tứ chí lộ đồ” - Bản đồ vẽ đường đi 4 phía. Sau khi hoàn thành, Đậu Công Luận dâng lên Chúa Trịnh hiến kế Nam chinh.
Tấm bản đồ do Đậu Bá Công Đạo vẽ từ thế kỷ XVII với dòng chữ "Bãi Cát vàng" - biểu thị quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa do Chúa Nguyễn quản lý (Ảnh tư liệu)
Tập "Tứ chí lộ đồ" do Đậu Công Luận vẽ có: 53 phủ, 181 huyện, 49 châu, 14 làng, 8.992 xã, 205 thôn, 335 trang, 451 sách, 43 sở, 442 động, 41 trại. 67 phường, 10 vạn, 8 nhà, 2 tuần, 1 quan, 2 giác, 15 nguyên, 15 châu. Riêng Thuận- Hoá có 02 phủ, 8 huyện, 4 châu, Quảng - Nam có 3 phủ 9 huyện. Trong tập bản đồ này có rất nhiều thông tin về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là bản đồ quần đảo Hoàng Sa.
Trong "Tứ chí lộ đồ" có quyển “Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành” có phần vẽ và chú giải bằng chữ Nôm về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa như sau: “Ở khu vực Phủ Thăng Hoa và Phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển hình bãi cát kéo dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ với tên gọi Bãi Cát Vàng”. Bãi Cát vàng được ông thể hiện trong bộ Lộ đồ phản ánh cương giới xứ Đàng Trong do chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI, đã mở rộng ra vùng quần đảo ở Biển Đông..
Bãi Cát vàng là tên gọi nôm na mà nhân dân xứ Đàng Trong đặt cho 2 quần đảo san hô, chuyển sang âm Hán Việt là "Hoàng Sa", "Hoàng Sa chử". Tên gọi "Hoàng Sa", "Hoàng Sa chử " (chử trong tiếng Hán có nghĩa bãi - PV) được thông dụng trong các văn kiện thời Lê và thời Nguyễn, như trong Đại Nam Thực lục, Đại nam nhất thống chí, Đại nam nhất thống toàn đồ, chỉ chung cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ngày nay. Đây là một tập tài liệu quí giá chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Theo chúng tôi được biết, hiện “Tứ chí lộ đồ” đang được lưu giữ tại Viện Hán Nôm - là một trong những chứng cứ quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, đặc biệt là 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Hiện tại, dòng họ Đậu chi Cẩm Nang có trên 200 hộ, tập trung tại 4 xã Thanh Mai, Thanh Giang, Thanh Tùng, Thanh Xuân. Con cháu của dòng họ cần cù hiếu học, hay lam hay làm. Dòng họ hiện có 7 người trình độ trên đại học, có người đỗ đạt giữ chức vụ quan trọng trong quân đội, “còn đại học nhiều không đếm xuể”.
Hoàng Lam - Trần Tử Quang
Bài viết của Lê Hồng Khánh Trên báo Văn Hóa
BẢN ĐỒ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
VH - Đỗ Bá Công Đạo người làng Bích Triều, huyện Thanh Giang, nay là huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông sống vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII – thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Theo sách Thanh Chương huyện chí, tên ông là Đậu Bá, tự Công Đạo hoặc Công Luận. Đỗ và Đậu là hai cách đọc khác nhau của cùng một con chữ Hán. Thực tế, trong khi hầu hết các địa phương cả nước đọc là Đỗ, thì một số vùng ở Nghệ Tĩnh, trong đó có Thanh Chương, đọc là Đậu.
Tuy chưa thật đầy đủ, nhưng những thông tin về thân thế và hành trạng của Đỗ Bá Công Đạo trong Gia phả họ Đậu ở Cẩm Nang (huyện Thanh Chương, Nghệ An) và các sách Thanh Chương huyện chí, Tang thương ngẫu lục (của Nguyễn Án và Phạm Định Hổ) cho thấy ông là một người có thực học, tính tình phóng khoáng, không mặn mà với chốn quan trường, thích phiêu lưu mạo hiểm. Gia phả họ Đậu ở Thanh Chương, phần Phổ hệ chép:
“Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm Tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan Triều nam...”. Cũng trong Gia phả họ Đậu, mục Đậu tộc tiền nhân kỳ tích (Những kỳ tích của các bậc tiền nhân họ Đậu), có đoạn viết về Đỗ Bá Công Đạo như sau “Họ ta xưa có Đậu Bá, tự Công Luận hoặc Công Đạo, tuổi trẻ đã đậu Hương giải, triều đình gia ơn cho làm giám sinh, nhưng ông không lấy làm mừng. Ông lại là ấm Tử, được bổ làm Tri huyện, huyện Thạch Hà, ông cũng không muốn làm quan...”.
Thời kỳ Đỗ Bá Công Đạo sống, chúa Trịnh nuôi ý đồ tiến quân vào Nam đánh bại họ Nguyễn, thu phục đất đai, biển đảo Đàng Trong nên thường bí mật sai người vào do thám, vẽ bản đồ đường đi lối lại. Trong khi đó, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn kiểm tra rất gắt gao và gần như cấm hẳn sự qua lại hai bên giới tuyến, đề phòng nguy cơ bị tấn công từ Đàng Ngoài.
Năm Chính Hòa thứ 3 (1682), có nhà sư hiệu là Hương Hải trốn từ Đàng Trong ra Thăng Long đã dâng chúa Trịnh một tấm bản đồ, sau này được Lê Quý Đôn đưa vào sách Kiến văn tiểu lục. Nhưng bản đồ đó chỉ mới vẽ vùng Thuận Quảng theo trí nhớ, nên chưa làm thỏa mãn phủ Chúa. Sau đó, Đỗ Bá Công Đạo đã giả dạng khách thương sông Lam, theo thuyền buôn vào Nam, bí mật khảo sát, vẽ bản đồ trên thực địa.
Bản đồ “Tự Phụng Thiên chí Chiêm Thành” do Đỗ Bá Công Đạo vẽ và chú giải, có dòng chữ Nôm chỉ định vị trí “Bãi Cát Vàng”
Gia phả họ Đậu ở Thanh Chương cho biết, Công Đạo lên đường thời Chính Hòa (1680-1705) nhưng không nói rõ năm nào. Theo suy đoán, chuyến đi của ông phải diễn ra sau khi Hương Hải thiền sư ra Thăng Long, có thể là vào năm Quý Hợi (1683).
Sau nhiều chuyến đi vào Nam (kéo dài khoảng 3 – 4 năm, chủ yếu bằng đường biển), Đỗ Bá Công Đạo đã vẽ được bản đồ từ Thuận Quảng trở vào. Về lại Đàng Ngoài, ông mang công trình lên kinh đô, ra mắt Chúa Trịnh, dâng bản đồ và hiến kế Nam chinh.
Tập Tứ chí Lộ đồ (Bản đồ vẽ đường đi bốn phía) do Đỗ Bá Công Đạo vẽ năm thứ 7, niên hiệu Chính Hòa (1686) có: 53 phủ, 181 huyện, 49 châu, 14 làng, 8.992 xã, 205 thôn, 335 trang, 451 sách, 43 sở, 442 động, 41 trại. 67 phường, 10 vạn, 8 nhà, 2 tuần, 1 quan, 2 giác, 15 nguyên, 15 châu. Riêng Thuận Hóa có 2 phủ, 8 huyện, 4 châu, Quảng Nam có 3 phủ 9 huyện.
Trong Tứ chí lộ đồ có quyển Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành (Tự Phụng Thiên chí Chiêm Thành) vẽ và chú giải về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa như sau:
“... Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi- cát -vàng. Dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến biển Sa Vinh, mỗi lần có gió tây nam, thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn...”
Bãi Cát Vàng (ghi bằng chữ Nôm) được Đỗ Bá Công Đạo thể hiện trong bộ Tứ chí lộ đồ phản ánh cương giới xứ Đàng Trong do Chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI, bao gồm cả vùng quần đảo ngoài khơi Biển Đông. Bãi Cát Vàng là tên gọi người Đàng Trong đặt cho 2 quần đảo san hô ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Từ chữ Nôm, tên gọi Bãi Cát Vàng chuyển sang âm Hán Việt là Hoàng Sa, trong các bộ sách và tài liệu chữ Hán biên soạn thời Nguyễn, như Đại Nam Thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ... Có thể thấy trường hợp tương đồng khi sách Đại Nam nhất thống chí chép địa danh Bến Ván (ranh giới tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi thời nhà Nguyễn) thành Bản Tân, tuy trong thực tế không tồn tại địa danh Hán Việt như trong sách.
Như vậy, Bãi Cát Vàng là tên gọi thời trước chỉ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ngày nay. Đây là một chứng cứ quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Báo Văn hóa - Lê Hồng Khánh.
Ảnh: - Bản đồ quần đảo Hoàng Sa và trường sa.
Hoàng hậu đầu tiên
Theo các giai thoại dân gian lưu truyền ở vùng Thái Bình và ghi chép trong một số thần tích, ngọc phả thì người vợ đầu tiên của Lý Nam Đế là Đỗ Thị Khương, quê ở trang An Để hay còn gọi là hương Màn Để (nay là xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Theo truyền tích, ở trang An Để có gia đình ông Đỗ Công Cần và bà Đào Thị Hoan làm thuốc chữa bệnh, ăn ở nhân đức, hiền hậu. Hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con nên thường đi cầu khẩn nhiều nơi. Một lần, sau khi đi lễ chùa Hương Tích về, bà Đào Thị Hoan nằm mộng thấy một cụ già tướng mạo phúc hậu đến trao cho một chiếc gương tứ diện. Sau đó, bà thụ thai và sinh hạ một người con gái đặt tên là Đỗ Thị Khương, thường gọi là Khương Nương.
Từ nhỏ nàng Khương đã thông minh, sáng dạ, chăm chỉ, ngoan ngoãn, cha mẹ rất yêu quý; đến tuổi trưởng thành ngày càng xinh đẹp, năm 16 tuổi nổi tiếng nhan sắc tuyệt trần, má phấn, môi son, mắt phượng, mày ngài..., tiếng đồn nức tiếng khắp vùng. Một buổi Lý Bí cưỡi ngựa đi trên cánh đồng, bỗng như thấy rực ánh hào quang và nghe tiếng người từ xa vọng lại. Thúc ngựa đi tới, ông nhận ra một người con gái vừa cắt cỏ vừa hát: Tay cầm bán nguyệt giật vào; Muôn ngàn hoa thảo biết vào tay ai. Yêu cảnh mến người, Lý Bí liền mang lễ vật đến hỏi Đỗ Thị Khương về làm vợ, phong làm Đệ nhất phu nhân.
Có thuyết khác kể rằng, một hôm trên đường đi về một đồn trại ở Tây Để (nay là Hữu Lộc thuộc xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), Lý Bí bỗng thấy một ánh hào quang dưới cánh đồng sau đồn trại. Thấy lạ, ông sai vệ sĩ đến xem sự thể thế nào, thì chỉ thấy một cô gái xinh đẹp đang cắt cỏ, be bờ giữ nước mới nói rằng: Cô gái kia, sao chủ tướng ta tới đây mà cô không đến làm lễ cho đúng đạo trên dưới.
Cô gái ấy chính là Đỗ Thị Khương, nghiêm nét mặt chỉ tay xuống bờ ruộng mà nói: Tôi còn đang bận diệt giặc cỏ, be bờ để giữ nước, các anh không thấy sao? Nghe chuyện, Lý Bí rất ngạc nhiên, liền tự mình đến chỗ nàng Khương đang làm ruộng, cất tiếng hỏi: Nàng đang làm gì mà trên tay cầm gì vậy? Nàng Khương nhẹ nhàng đáp lại bằng lời nói thánh thót như thơ: Tay cầm bán nguyệt thênh thanh. Em đang giữ nước sửa sang cõi bờ. Trở về, Lý Bí cho người sắm sửa lễ vật để cầu hôn cô gái xinh đẹp, nết na, chăm chỉ và thông minh ấy.
Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương đã giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy, lập căn cứ chống quân Lương. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đã cho người đón Đỗ Thị Khương về Long Biên phong làm hoàng hậu hiệu là Linh Nhân và bà chính là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến ở nước ta. Ở trong cung được 4 năm thì cha lâm bệnh mất, hoàng hậu Đỗ Thị Khương xin vua được về quê chịu tang.
Tang lễ vừa xong, thì thân mẫu hoàng hậu là bà Đào Thị Hoan, vì tuổi già, lại đau buồn trước cái chết của chồng nên cũng lâm bệnh nặng, chẳng bao lâu cũng qua đời. Đau buồn khi mất cha, mất mẹ, hoàng hậu Đỗ Thị Khương viết biểu tâu vua cho phép ở lại quê chịu tang cha mẹ và được chấp thuận. Trong khi hoàng hậu đang ở quê nhà chịu tang thì việc nước lại gặp cơn sóng gió. Quân Lương do tướng Trần Bá Tiên cầm đầu kéo sang đánh báo thù nhằm tái lập ách đô hộ ở nước ta.
Thế giặc rất mạnh, sau nhiều trận kịch chiến, quân ta yếu thế hơn nên vào cuối năm 546, Lý Nam Đế rút về động Khuất Lão rồi ủy thác việc chống giặc cho tướng quân Triệu Quang Phục. Gần 2 năm sau, vua nhiễm cảm mạo, rồi mất vào ngày 9-3-548. Nghe tin chồng mất, hoàng hậu Đỗ Thị Khương đau đớn, kêu khóc thảm thiết. Mặc cho giặc giã, hoàng hậu quyết định tự mình đi tới động Khuất Lão viếng mộ chồng. Ngày 16-2-549, bà đến động Khuất Lão rồi cùng các bô lão, dân chúng trong vùng dâng hương làm lễ.
Truyền rằng khi lễ vừa xong thì trời đất đổi màu, mây đen phủ kín, gió thổi mạnh, sấm chớp vang trời. Sau khoảnh khắc đó, mây tan trời tạnh thì hoàng hậu đã biến mất, còn bên cạnh phần mộ của Lý Nam Đế lại có thêm một gò đống lớn, ai nấy đều kinh sợ, biết rằng hoàng hậu đã “hóa”.
Lời bàn:
Theo truyền thuyết còn lưu đến ngày nay thì Lý Nam Đế sinh ra đã mang bản mệnh đế vương, chỉ tiếc rằng ông không gặp vận nên Nhà nước Vạn Xuân không thể trường tồn. Mặc dù vậy, không ai có thể phủ nhận Lý Nam Đế là người Việt đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã xưng đế, đặt nhiều nền móng xây dựng chính quyền và quản lý đất nước, với sự nghiệp huy hoàng lưu dấu đến ngàn năm. Vì thế, trong sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có đoạn viết về ông như sau: Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Việc làm của Lý Nam Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao!
Chỉ với bấy nhiêu chữ cũng đã đủ để hậu thế ngàn đời phải tôn vinh. Và điều đáng trân trọng nữa là trong sự nghiệp của Lý Bí, có sự đóng góp không nhỏ của bà hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam là Đỗ Thị Khương. Ghi nhớ ơn đức của bà, các triều đại phong kiến về sau đều ban sắc phong là Phúc Thần Thượng Đẳng để tri ân người phụ nữ đã giúp chồng dựng xây Nhà nước Vạn Xuân độc lập trong lịch sử.
Tân Chánh Hiệp 10, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
17 Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
190 Quang Trung, Phường 10, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
16 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 72322
71 Trần Trọng Cung, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 72909
Trung tâm thương mại Vincom Megamall 2.
Xa lộ Hà Nội, Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Cửa hàng tiện ích (siêu thị) Vinmart.
72 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
Copyright © 2021 - BVA - Club